10 Basic Metrics trong Performance Marketing  (Part 1)

10 Basic Metrics trong Performance Marketing (Part 1)

Quyên Lê 

3 years 5 min read

Hello mọi người, mình là Múp, một người siêu có đam mê với performance marketing và user growth.

Mọi chuyện bắt đầu từ lúc mình nhận các job freelancer, đó hầu hết là các doanh nghiệp SMEs, 70% các business owners luôn cho rằng họ thực sự chưa cần đến các chiến dịch marketing, chưa cần thiết để build up marketing strategy vì họ nghĩ nó không mang lại doanh thu. Vì vậy, thật biết ơn khi chúng ta hoàn toàn có thể thuyết phục các business thông qua các metric.

Measurement is what makes marketing a science, rather than a superstition. - Google said

Đây là một chân lý mà mình khá tâm đắc, luôn khiến mình suy nghĩ làm sao để có thể đo lường các chiến dịch marketing một cách detail và deep-dive hết mức có thể khi run các campaign cho SMEs.

Chưa bàn tới những thể loại metric cao siêu mà mình từng tiếp xúc thì đây là 10 metric siêu cơ bản mà hầu như bất kì một bạn Performance Marketing nào cũng sẽ gặp rất nhiều lần trong đời.

Lưu ý một tẹo là bài viết chỉ mang quan điểm cá nhân :D

1. Tổng số lượt truy cập ( Total Traffic): Nếu làm marketing mà nói hổng cần traffic là xạo. Trang web/ app chính là một trong những kênh owned media quan trọng nhất của doanh nghiệp, đóng vai trò là kênh truyền thông và là công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp, nó mang lại lợi ích rất lớn với chi phí thấp nhất. Việc đo lường tổng số lượt truy cập của sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của website. Nếu bạn nhận thấy con số của mình giảm từ tháng này sang tháng khác,mình sẽ biết cách deepdive và breakdown data để có thể biết được lí do vì sao nó giảm, channel nào đang không hiệu quả và từ đó sẽ có 1 kế hoạch improve tốt hơn.

2. Session (phiên): Session là một trong những metric quan trọng trong GA.

Vậy phiên là gì? Theo định nghĩa của chính google chứ không phải từ một bên nào khác, Phiên là một nhóm các tương tác của người dùng với trang web diễn ra trong một khung thời gian nhất định.

Ví dụ: một phiên có thể có nhiều lần xem trang, sự kiện, tương tác trên mạng xã hội và giao dịch thương mại điện tử.

Bạn có thể xem phiên như một vùng chứa cho các hành động mà người dùng thực hiện trên trang web của bạn.

Ngay sau khi một phiên kết thúc, một phiên mới có thể bắt đầu. Có hai phương pháp kết thúc phiên:

  • Hết hạn dựa trên thời gian.

  • Thay đổi chiến dịch:

Cùng deepdive hơn một chút về hết hạn dựa trên thời gian, vậy, một phiên kéo dài trong bao lâu thì chị em sẽ toại nguyện?

Theo mặc định, một phiên kéo dài cho đến khi không có hoạt động nào trong 30 phút, tuy nhiên, nếu mí bạn cảm thấy nó không phù hợp với nhu cầu của mình, hãy Tìm hiểu thêm về cách điều chỉnh cài đặt phiên. Không phải lúc nào 30 phút cũng là con số lý tưởng :D.

Để cho dễ hình dung, bạn có thể theo dõi quá trình tui tương tác với tiki.vn như sau:

Giả sử tui vào tiki.vn, Analytics sẽ bắt đầu tính phiên từ thời điểm đó. Nếu 30 phút trôi qua mà tui vẫn phân vân không biết nên mua cái gì và không có bất kỳ loại tương tác nào thì phiên sẽ kết thúc.

Tuy nhiên, khi tui bắt đầu tò mò dô tìm durex sau đó nhấn tìm kiếm (event) thì Analytics sẽ đặt lại thời gian hết hạn bằng cách thêm vào 30 phút khác kể từ thời điểm tương tác đó.

Nếu tui chỉ mở tiki và hóng nhưng không hề làm gì trong vòng 30p, phút thứ 31 mới bắt đầu tò mò coi durex là gì thì giây phút tìm durex sẽ là phiên thứ 2 :D

Vậy nếu tui chỉ hóng có 29 phút thì sao ? Nếu tương tác vào phút thứ 30, thì coi như chưa từng có cuộc chia ly, và tui vẫn đang ở phiên thứ nhất.

Vậy hết hạn dựa trên chiến dịch thì sao?

Mỗi khi nguồn chiến dịch của người dùng thay đổi, Analytics sẽ mở ra một phiên mới. Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả khi phiên hiện tại vẫn còn mở (nghĩa là chưa đầy 30 phút), nếu nguồn chiến dịch thay đổi giữa phiên, thì phiên đầu tiên sẽ bị đóng và phiên mới sẽ được mở ra.

Có một lưu ý nho nhỏ mà hồi mới bơi dô làm mình hay bị confuse, đó là sự chênh lệch giữa phiên và người dùng.

Giá trị của chỉ số Số phiên có thể ít hơn giá trị của Số người dùng mới. Lý do là Số phiên không tăng lên trong trường hợp phiên chỉ bao gồm các sự kiện không có tương tác. Ngược lại, Số người dùng mới luôn tăng lên khi một phiên của người dùng mới xảy ra, ngay cả khi phiên chỉ bao gồm các sự kiện không có tương tác. Do đó, chúng ta sẽ thấy không phải lúc nào session nhiều là tốt, nhiều khi có 1 đứa nó cắm máy ở đấy cho bạn ảo tưởng chơi thôi :)))

Kiến thức về phiên nói thì dễ chứ viết ra thấy cũng ghê, mình sẽ phân tích tiếp các metric thường gặp trong bài sau nhé!

High level experience in web design and development knowledge, producing quality work.

© Nextlint_2023 All Rights Reserved

Privacy Policy Terms of Use