Thay đổi để phát triển hay Thay đổi vì bồn chồn

Thay đổi để phát triển hay Thay đổi vì bồn chồn

Quyên Lê 

16 days 5 min read

Bắt đầu từ một cảm giác rất thật

Có những lúc mình tỉnh dậy giữa một sprint đang chạy tốt – và… muốn đập đi làm lại.
Hoặc đứng trước một ý tưởng mới – không chắc nó cần thiết, nhưng cảm thấy hừng hực muốn thử.

Liệu đây là trực giác đúng của người làm sản phẩm – hay chỉ là... bồn chồn đang lên tiếng?

Cùng mình phân tích các khía cạnh của vấn đề này nhé?

01. Khi nào thì chúng ta rơi vào tình huống này:

  • Tụi mình làm việc với cái chưa từng tồn tại – nên ranh giới giữa sáng tạo và hỗn loạn rất mong manh

  • Chúng ta bị ngợp bởi benchmark, buzzword, pivot, AI, market trend…

  • Chúng ta bị pressure bởi tốc độ, growth, OKR, deadline → nên thay đổi đôi khi là phản ứng, không phải phản xạ chiến lược

  • Chúng ta bị pressure bởi đối thủ

02. Vậy làm sao để phân biệt mình đang ở loại thay đổi nào?

Đầu tiên, chúng ta hãy đi qua sự khác nhau cơ bản của 2 loại thay đổi:

2025-04-09 14.09.56.jpg
Phân biệt 2 loại thay đổi

Thông thường, việc xác định loại thay đổi nào cũng hơi khó khăn vì mỗi vị trí đều có mỗi áp lực khác nhau nên việc xác định sai là điều khó tránh. Tuy nhiên để giảm thiểu việc xác định sai, mình thường recheck lại mindset theo hướng sau:

2025-04-09 14.16.20.jpg

Dù ở trong trường hợp nào, hãy chắc chắn rằng mình đã trả lời lại hết các câu hỏi này để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan hơn.

Biểu đồ phân loại thay đổi: Change Evaluation Matrix

Use case: cách mình phân tích & sử dụng biểu đồ ma trận 2 chiều (còn gọi là Change Evaluation Matrix) để đánh giá xem một ý tưởng hay thay đổi sản phẩm là "để phát triển" hay chỉ là "vì bồn chồn".

Tình huống: muốn làm một tính năng vì thấy đối thủ có – đặt vào ma trận gồm:

2025-04-09 15.34.15.jpg
  • Trục X: Có/Không Align với định hướng sản phẩm

  • Trục Y: Có/Không Dữ liệu/Insight hỗ trợ

  • Giả sử vị trí chấm trên biểu đồ: Bottom-Left (Tức là: Không có dữ liệu & Không chắc align với vision)

    1. 🧠 Phân tích:

  • Bạn thấy đối thủ có một tính năng X, ví dụ: Tính năng “cộng đồng người dùng” trong app tài chính.

  • Bạn chưa có insight rõ từ user là họ thực sự cần nó, hay là họ chỉ cần tính năng cốt lõi được làm tốt hơn.

  • Và tính năng đó không nằm trong product strategy hiện tại của bạn (ví dụ, bạn tập trung vào automation, chứ không phải social).

    1. 🎯 Ý nghĩa:

  • Đây là khu vực của "thay đổi vì bồn chồn".

  • Có thể là vì bạn lo bị bỏ lại, sợ mất người dùng, hoặc muốn chứng minh mình “cũng có cái đó”.

Nếu vẫn muốn làm, nên làm gì?

photo_2025-04-09 15.37.00.jpeg

💡 Bonus: Một lựa chọn "cửa giữa"

Bạn có thể đưa tính năng đó vào vùng Bottom-Right bằng cách validate nhẹ, ví dụ:

  • Chạy poll trong app

  • Mời power users test version demo

  • Nhúng 1 card “Coming soon” rồi đo lượt click

  • Lắng nghe thị trường từ kênh CSKH hoặc sales team

  • Nếu data tốt, bạn kéo được nó lên Top-Right – tức là thay đổi để phát triển.

Cách ứng dụng ma trận vào mọi tình huống:

📊 Trục tung (Y-axis): Mức độ có dữ liệu hỗ trợ Bottom (Low Evidence): Cảm hứng, trực giác, “mình thấy vậy”

Top (High Evidence): Có data, insight từ user research, thị trường, hành vi

📈 Trục hoành (X-axis): Mức độ định hướng rõ ràng Left (Off Vision): Không khớp với product vision, không nằm trong mục tiêu dài hạn

Right (Aligned with Vision): Gắn với chiến lược, product roadmap, OKR rõ ràng

🧭 4 vùng ý nghĩa trong biểu đồ

✅ 1. Top-Right: Aligned + Data = Thay đổi để phát triển Đây là khu vực tốt nhất.

Ví dụ: Sau khi phân tích hành vi người dùng, bạn thấy tỉ lệ chuyển đổi thấp ở bước thanh toán → quyết định đơn giản hóa UI → thay đổi này có data và đi đúng định hướng sản phẩm.

Hành động: Ưu tiên triển khai, allocate resource.

⚠️ 2. Bottom-Right: Aligned but No Data = Cảm hứng chiến lược Có thể là “ý tưởng tiềm năng”, nhưng cần test kỹ.

Ví dụ: Bạn thấy Apple Vision Pro làm người ta thích cảm giác “spatial interface”, và bạn cũng muốn ứng dụng ý tưởng đó vào sản phẩm mình.

Hành động: Chạy prototype/test nhỏ, tìm dữ liệu trước khi commit.

❓ 3. Top-Left: Có data nhưng lệch hướng = Cạm bẫy FOMO Bạn thấy insight mới cực kỳ hấp dẫn – nhưng không nằm trong chiến lược bạn theo đuổi.

Ví dụ: Sản phẩm bạn là B2B SaaS, nhưng data gần đây cho thấy người dùng muốn trải nghiệm cá nhân kiểu B2C.

Hành động: Cân nhắc mở hướng mới, hoặc tách thành dòng sản phẩm khác – KHÔNG đổi core.

❌ 4. Bottom-Left: No data, Off vision = Thay đổi vì bồn chồn Đây là vùng nguy hiểm: dễ mất thời gian, mất tập trung team, đốt tài nguyên.

Ví dụ: Tự nhiên muốn đổi màu, đổi tên, hoặc thêm feature vì đối thủ có – mà không ai cần.

Hành động: Dừng lại, reflect, đừng hành động vội.

03. Làm sao để giữ được động lực mà không bị bồn chồn?

  • Tạo nguyên tắc đổi mới: Chỉ thay đổi khi có insight + chỉ đổi 1 lần cho 1 nhóm hypothesis

  • Check-in định kỳ với tầm nhìn sản phẩm: Gợi nhớ vì sao sản phẩm này tồn tại – để chống lại cơn FOMO

  • Có mentor / sounding board: Một người giúp bạn soi sáng những lúc mù mờ

    Với mình, dấu hiệu cho việc sẵn sàng thay đổi luôn đi kèm với sự yên tâm:

Những thay đổi thật sự quan trọng, thường đến từ sự tỉnh táo và sâu sắc, không phải cảm hứng chớp nhoáng.

High level experience in web design and development knowledge, producing quality work.

© Nextlint_2023 All Rights Reserved

Privacy Policy Terms of Use